Môi bị khô thường xảy ra khi môi mất đi chất dầu tự nhiên, đặc
biệt là trong những mùa hanh khô môi thường bị nứt nẻ, có khi còn chảy máu.
Chính vì thế các bạn cần biết cách
dưỡng ẩm cho môi để đôi môi luôn mềm mại và quyến rũ
Nguyên nhân
Khô môi chủ yếu do: nắng, gió, nóng, môi trường lạnh: Nếu
như căn phòng của các bạn không khí đang quá khô hanh, các bạn cần phải bổ sung
thêm độ ẩm nhân tạo. Do đó, vào mùa đông, để dưỡng ẩm cho làn da các bạn nên
mua một máy tạo độ ẩm không khí.
Liếm môi thường xuyên: Thói quen này sẽ làm cho đôi môi của
bạn càng bị nẻ nhiều hơn. Bởi vì khi hành động liếm môi của các bạn kết thúc,
môi các bạn sẽ thường bị khô. Hơn nữa trong nước bọt của các bạn có chứa thức
ăn và các yếu tố làm da bị khô hơn khi tiếp xúc với oxy.
Hóa chất từ son môi, từ chất xăm môi: Nếu các bạn thường
xuyên sử dụng son môi, hãy tẩy trang cho môi thật sạch và tẩy da chết cho môi 1
tuần/ lần.
Cách giải quyết
Tránh cách yếu tố gây khô môi như đã kể trên.
Uống đủ nước, từ 1,5 đến 2 lít/ ngày.
Bổ sung vitamin E tổng hợp
Thoa kem dưỡng ẩm môi 1 đến 2 giờ/ lần
Thỉnh thoảng sử dụng bàn chải mềm chải nhẹ để lớp vảy trên
môi tróc ra.
Ăn thêm nhiều trái cây, rau xanh có chứa chất Carotene như
cà rốt, cà chua..
Ngoài ra còn có một số
phương pháp giữ ẩm cho môi
Mật ong
Sử dụng mật ong là cách trị nẻ môi phổ biến nhất và cũng được
xem là một trong những cách hiệu quả nhất.
Các bạn chỉ cần lấy một chút mật ong nguyên chất thoa nhẹ
nhàng lên môi 3 lần một ngày. Ngoài ra các bạn cũng có thể kết hợp mật ong cùng
glycerin (loại này mua rất dễ ở các hiệu thuốc Tây) để tạo thành hỗn hợp dưỡng
môi chống khô nẻ môi hiệu quả. Nếu sử dụng theo cách này, các bạn chỉ cần bôi hỗn
hợp dưỡng môi trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy là được. Thoa thường xuyên các
bạn sẽ cảm nhận ngay được kết quả tuyệt với mà mật ong đem lại
Vaseline
Vaseline rất hiệu quả trong việc điều trị đôi môi khô. Đơn
giản chỉ cần thoa vaseline trên đôi môi khô của các bạn hàng ngày để bảo vệ
môi.
Dầu dừa
Dầu dừa là một loại kem dưỡng ẩm tự nhiên có thể được thoa
trên môi khô mà không hề có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sử dụng thường xuyên hàng
ngày để giữ cho đôi môi ẩm ướt. Ngoài dầu dừa các bạn cũng có thể sử dụng dầu ô
liu cũng có tác dụng tương tự
Comments[ 0 ]
Đăng nhận xét